Đó là nội dung của Quyết định 53/2024 - quyết định mới nhất của UBND thành phố Hà Nội về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị; quản lý và sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố. Trong giai đoạn 2025 - 2026, Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực để hoàn thành hạ ngầm đồng bộ đường dây, cáp viễn thông và điện lực treo nổi tại các tuyến phố còn lại trong khu vực 4 quận nội đô lịch sử là: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Theo đó, điểm mới tại quyết định này là giao UBND các quận huyện chủ trì rà soát, đề xuất cải tạo hè phố kết hợp đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ ngầm kỹ thuật sử dụng chung, theo hình thức đầu tư công. Ông Nguyễn Nguyên Trà, Phó trưởng phòng Cây xanh - Chiếu sáng và Công trình ngầm - Sở Xây dựng Hà Nội cho hay: “Như vậy, sẽ có một sự thay đổi lớn về trách nhiệm của UBND các quận, huyện để tham gia cùng với các nhà đầu tư. Chúng ta sẽ xây dựng sẵn hệ thống ngầm và các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ hạ ngầm trong đó. Thành phố đang yêu cầu các quận, huyện phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị hạ ngầm trong năm 2025 - 2026. Chúng tôi sẽ đôn đốc điện lực và các đơn vị để phối hợp thực hiện tại các quận nội đô”. Trong quá trình hạ ngầm tại các quận nội đô, do vỉa hè chưa có sự đồng bộ nên chắc chắn sẽ gây ra những khó khăn; khi xây dựng theo tuy nen, hào kỹ thuật có quy mô lớn là rất khó buộc phải thực hiện theo hình thức cống bể. Để tránh không đồng bộ, việc phối hợp các đơn vị phải rất sát sao. “Trên địa bàn các quận, đặc biệt như quận Hoàn Kiếm vỉa hè rất chật và hệ thống cây xanh không đủ không gian để phát triển, cho nên ảnh hưởng không tốt đến hệ thống thoát nước và hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Chúng tôi sẽ phối hợp với các quận để đề xuất ra các mặt cắt mẫu sao cho phù hợp với các tuyến phố, để các hệ thống cùng tồn tại và phát triển”, ông Nguyễn Nguyên Trà, Phó trưởng phòng Cây xanh - Chiếu sáng và Công trình ngầm, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết thêm. Công tác hạ ngầm khi triển khai phải đồng bộ với các kế hoạch khác về chỉnh trang hè, đường phố; phát triển điện lực, bảo đảm hiệu quả, khả thi. Đối với các tuyến phố mới, các tuyến đường mới đầu tư xây dựng: các chủ đầu tư bắt buộc phải xây dựng hệ thống tuy nen, hào kỹ thuật sử dụng chung cho cấp nước, chiếu sáng, điện lực và thông tin theo quy hoạch và theo quy định.
Chiều ngày 31/7/2024, Viettel Construction đã tổ chức lễ khởi công dự án “Xây dựng tuyến cáp ngầm dọc cao tốc Liên Khương – Prenn tại tỉnh Lâm Đồng”. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng của Dự án đầu tư tuyến cáp ngầm dọc cao tốc Bắc Nam, góp phần vào việc nâng cấp hạ tầng viễn thông của quốc gia. Buổi lễ có sự hiện diện của đại diện lãnh đạo Sở GTVT, Sở TT&TT tỉnh Lâm Đồng, cùng lãnh đạo UBND huyện Đức Trọng, thị trấn Liên Nghĩa và các đối tác thi công. Tại buổi lễ, ông Nguyễn Thái Hưng – Phó Tổng Giám đốc Viettel Construction đã có bài phát biểu khai mạc, nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án đối với việc phát triển hạ tầng viễn thông quốc gia và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ: “Tuyến cáp ngầm dọc cao tốc Liên Khương - Prenn sau khi hoàn thành sẽ là tuyến truyền dẫn kiên cố đảm bảo kết nối mạng truyền dẫn dữ liệu từ TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với các trung tâm kinh tế của các tỉnh lân cận và cả nước thông qua trục truyền dẫn dọc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc Nam”. Để tuyến Liên Khương Prenn sớm được khởi công như hiện nay, ông Hưng đã gửi lời cảm ơn chân thành tới các cơ quan chức năng, đối tác đã hỗ trợ và đồng hành cùng Viettel Construction trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án. Dự án đầu tư tuyến cáp ngầm dọc cao tốc Bắc Nam, với tổng chiều dài 3025 km, trong đó đoạn từ Đà Nẵng trở vào phía Nam bao gồm 32 tuyến chạy dọc theo hệ thống đường bộ cao tốc qua 26 tỉnh thành, được chia làm hai giai đoạn thực hiện: • Giai đoạn 1 (2024-2025): Triển khai 22 tuyến đã có mặt bằng thi công. • Giai đoạn 2 (2025-2028): Triển khai 10 tuyến còn lại chạy theo các tuyến đường cao tốc chưa triển khai mở rộng. Tuyến cáp ngầm dọc cao tốc Liên Khương – Prenn là một trong những tuyến quan trọng của dự án, đóng vai trò kết nối các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà mạng viễn thông và doanh nghiệp từ thành phố Đà Lạt vào trục truyền dẫn Bắc Nam. Dự án không chỉ nâng cao hạ tầng viễn thông mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc xây dựng hệ thống cáp ngầm này sẽ giúp giảm thiểu gián đoạn trong dịch vụ thông tin liên lạc, nâng cao độ tin cậy và an toàn thông tin. Ngoài ra, hệ thống này còn hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về kết nối và truyền dẫn dữ liệu trong kỷ nguyên số. Lễ khởi công tuyến cáp ngầm dọc cao tốc Liên Khương – Prenn không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình nâng cao hạ tầng viễn thông quốc gia mà còn là minh chứng cho sự cam kết của Viettel Construction và các đối tác trong việc thực hiện các dự án lớn, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Sự kiện này mở ra một chương mới, hứa hẹn mang lại những giá trị bền vững và lâu dài, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của khu vực và đất nước.
Hiện, Mobifone Quảng Ninh đang thực hiện dự án triển khai 71 thiết bị 5G trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đồng thời nâng cấp mở rộng mạng truyền dẫn tại Quảng Ninh phục vụ phát triển 5G. Đơn vị cũng tham gia sâu rộng trong công tác tư vấn chuyển đổi số cho các địa phương và các doanh nghiệp lớn tại địa bàn. Trong đó, Mobifone Quảng Ninh đã xây dựng giải pháp chuyển đổi số quốc gia ở các lĩnh vực như: Giáo dục có mobiedu tại gần 100 trường trên địa bàn; hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số du lịch, bảo tồn văn hóa như: Mô hình du lịch thực tế ảo tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử, Đền Cửa Ông, số hóa cổ vật…; hỗ trợ bổ túc kiến thức về chuyển đổi số cho các tổ công nghệ số cộng đồng, đoàn thanh niên, các sở, ban, ngành qua nền tảng đào tạo MOOCS. Bên cạnh đó, xây dựng nhiều giải pháp chuyển đổi số đặc thù cho các doanh nghiệp như: Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam... Chuyển đổi số toàn bộ hệ thống truyền thanh IP trên địa bàn tỉnh, giúp các địa phương xây dựng mô hình nông thôn mới hiệu quả, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến chuyển đổi số. Ông Tạ Tiến Quang, Trưởng phòng Kỹ thuật Mobifone Quảng Ninh cho biết: Hiện chính sách đầu tư hạ tầng viễn thông đã có những bước tiến tích cực, giúp phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng mạng viễn thông trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng về kết nối và công nghệ. Các chính sách này hỗ trợ đáng kể cho việc triển khai các mạng 4G, 5G, và tạo nền tảng cho các ứng dụng IoT, AI, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên, một số thách thức vẫn tồn tại như: Thủ tục phê duyệt đầu tư đôi khi còn phức tạp và kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai hạ tầng tại một số khu vực, nhất là hạ tầng trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch,… chưa được quy hoạch sẵn, quan tâm. Chi phí đầu tư cũng rất cao, nhất là tại những nơi vùng sâu, vùng xa, mật độ dân cư thấp, gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp trong việc đảm bảo tính hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, đơn vị mong muốn chính quyền địa phương xây dựng các chương trình truyền thông giúp cộng đồng và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chuyển đổi số và viễn thông, tạo ra một nhận thức chung và ủng hộ từ xã hội cho các chính sách đầu tư hạ tầng. Cùng với đó, xây dựng cơ chế chia sẻ hạ tầng viễn thông, tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác, chia sẻ cơ sở hạ tầng (như cột thu phát sóng, trạm BTS, cống bể cáp) ở những khu vực có nhu cầu thấp hoặc địa bàn khó khăn. Việc chia sẻ giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu, tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường khả năng phủ sóng một cách toàn diện và hiệu quả. Cùng với Mobifone Quảng Ninh, Viettel Quảng Ninh là một trong những đơn vị chủ lực phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn. Viettel Quảng Ninh hiện đã đầu tư trạm viễn thông mở rộng vùng phủ sóng thông tin liên lạc, internet siêu băng thông trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Ninh nâng mật độ phủ sóng lên 99% diện tích tỉnh Quảng Ninh được phủ sóng thông tin di động. Mạng cáp quang Internet cung cấp dịch vụ GPON Internet siêu băng thông đã đáp ứng tới từng hộ gia đình. Về lâu dài, định hướng xây dựng Quảng Ninh trở thành mô hình điểm trong toàn quốc về xã hội số; hỗ trợ chuyển đổi số cho tỉnh và các thành phố, huyện, thị xã. Đồng thời, xây dựng và thực hiện thí điểm các giải pháp, nền tảng số để triển khai mô hình điểm Huyện chuyển đổi số toàn diện đối với huyện đảo Cô Tô; xây dựng phát triển các mô hình “cảng dữ liệu” tại Quảng Ninh… Thiếu tá Đào Như Quỳnh, Giám đốc Viettel tỉnh Quảng Ninh đề xuất: Chúng tôi mong muốn các cơ quan truyền thông sẽ đăng tải các thông tin chính thống về nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sóng viễn thông không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chúng tôi cũng mong muốn các sở, ngành, địa phương quan tâm đến việc phát triển hạ tầng viễn thông như hạng mục điện, nước để được phát triển hạ tầng song hành, cung cấp dịch vụ đến các hộ dân. Qua đó, từng bước thực hiện chuyển đổi số sâu rộng, mạnh mẽ hơn. Có thể thấy, Quảng Ninh là một trong những địa phương điển hình về phát triển hạ tầng số. Cùng với việc không còn vùng lõm sóng di động, tỉnh cũng đã triển khai hạ tầng Internet băng rộng tới 100% xã, phường, thị trấn. Đáng chú ý, theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, Quảng Ninh là một trong các địa phương điển hình về phát triển hạ tầng số. Hiện Quảng Ninh không còn vùng lõm sóng di động. Hạ tầng Internet băng rộng đã được triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn. Tỉ lệ thuê bao di động/người dân của Quảng Ninh đạt 1,3 so với cả nước là 1,23 thuê bao/người dân. Số hộ gia đình có băng rộng cố định đạt tỷ lệ 93%, so với cả nước là 79%. Bên cạnh đó, Quảng Ninh đã có Trung tâm tích hợp dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Đến nay, 100% các địa bàn dân cư ở tất cả các xã, phường, thị trấn của Quảng Ninh đều có sóng thông tin di động. Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới, nâng cấp hạ tầng viễn thông hiện tại; triển khai ứng dụng công nghệ thông minh cho hạ tầng cáp quang để đáp ứng băng thông cho phát triển kinh tế số, xã hội số; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; tập trung nâng cấp mạng di động 4G, triển khai hạ tầng mạng di động 5G; thí điểm những ứng dụng dịch vụ, nền tảng, giải pháp công nghệ mới để chuyển đổi số…
Ống nhựa PVC đã không còn xa lạ trong cuộc sống của chúng ta bởi tính ứng dụng rộng rãi của chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bản chất nhựa PVC là gì? Có những ưu điểm nào nổi bật và phân loại như thế nào? Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp lời giải đáp những câu hỏi trên tới bạn đọc. Ống nhựa PVC là gì? Nhựa PVC thực chất là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng hóa học có tên gọi Vinylclorua. Đây là một trong những vật liệu tổng hợp nhân tạo ra đời sớm nhất và có tiến trình lịch sử dài nhất trong ngày sản xuất công nghiệp. Nhựa PVC quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày Cũng chính vì vậy, ngày càng có nhiều sản phẩm của ống nhựa PVC ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại ống nhựa PVC khác nhau. Chẳng hạn như phân thành các chủng khác nhau bằng cách thêm chữ cái đầu và đứng trước PVC. Chẳng hạn như U – PVC, C – PVC,… Đặc điểm của ống nhựa PVC Sở dĩ, nhựa PVC được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống là bởi chúng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Cụ thể: Nhựa PVC có độ bền cao Có khả năng chống cháy Ống nhựa PVC có tính cách điện Khả năng chịu lực và chống mài mòn, rất nhẹ và dẻo dai Đặc biệt, loại ống này có khả năng kháng hóa chất Kích thước ống nhựa PVC tiêu chuẩn Ống nhựa pvc có bao nhiêu kích cỡ? Tùy theo yêu cầu của mỗi dự án, chủ đầu tư có thể linh hoạt lựa chọn các kích thước ống nhựa cứng PVC phổ biến dưới đây: Ống nhựa pvc phi 21 Ống nhựa pvc phi 100 Ống nhựa pvc phi 12 Ống nhựa pvc phi 27 Ống nhựa pvc phi 16 Ống nhựa pvc phi 75 …. Một số loại ống nhựa PVC sử dụng phổ biến hiện nay Để có được những đánh giá và nhận định tổng quan nhất, bạn có thể tham khảo một số loại ống nhựa PVC phổ biến dưới đây: Ống nhựa PVC phi 200 Đây là loại ống nhựa có đường kính ngoài ống là 200mm. Với đường kính ống nhựa PVC này thích hợp sử dụng trong hệ thống dẫn nước và tưới tiêu trong nông nghiệp hoặc làm hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Ống nhựa phi 200 ứng dụng rộng rãi Ống nhựa PVC phi 200 sở hữu ưu điểm là trọng lượng nhẹ, rất thuận tiện trong quá trình lắp đặt. Bên cạnh đó, giá thành cũng như chi phí lắp đặt cũng thấp hơn hẳn so với các loại ống nhôm, thép,… Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi sử dụng loại ống nhựa này đó là chúng không thể dẫn được nước nóng mà chỉ có thể dẫn nước lạnh dưới (dưới 45 độ C). Đặc biệt nên tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm. Ống nhựa PVC phi 21 Tương tự ống nhựa PVC 200, ống nhựa PVC phi 21 là loại ống nhựa có đường kính là 21mm. Loại ống này sở hữu ưu điểm đó là không bị nhiễm tạp chất nên rất phù hợp và an toàn khi lắp đặt để dẫn đường nước uống, nước sinh hoạt hay ứng dụng trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Với quy cách ống nhựa PVC này, trọng lượng ống rất nhẹ giúp quá trình lắp đặt dễ dàng. Hơn hết đây là loại ống nhựa PVC giá rẻ hơn nhiều so với các loại ống thép. Chính vì vậy mà ống nhựa phi 21 trở nên thông dụng trên thị trường. Điểm hạn chế của loại ống nhựa này cũng giống ống nhựa PVC 200, đó là chúng chỉ có thể dẫn được nước lạnh dưới 45 độ C. Và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ống nhựa PVC 90 PVC 90 là loại ống nhựa có quy cách đường kính ngoài là 90mm. Loại ống này cũng có những đặc điểm về quy cách ống nhựa PVC theo đúng tiêu chuẩn và cũng được xếp vào loại ống nhựa có khả năng chịu nhiệt tốt, khả năng chống cháy lên đến 1000 độ C. Ống nhựa PVC 90 cho khả năng chịu nhiệt cao Hơn nữa, ống PVC chỉ nóng chảy mà không gây cháy nổ, khoảng thời gian chịu đựng của ống khi nóng chảy là 30 phút. Đây cũng là một ưu điểm làm tăng độ an toàn của ống cho người dùng. Nhờ vậy mà loại ống này được sử dụng rất phổ biến tại các công trình xây dựng hiện nay. Ngoài những loại ống nhựa PVC tiêu biểu kể trên, còn có rất nhiều loại ống nhựa với kích thước đường kính khác nhau như: ống nhựa pvc d200; ống nhựa pvc phi 300; ống nhựa pvc phi 60; ống nhựa pvc 110, ống nhựa pvc 27, ống nhựa u.PVC 3 lớp,…
Cống thoát nhựa HDPE là một trong những loại ống ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống. Vậy loại ống này mang những ưu điểm nổi bật nào khiến người dùng lựa chọn nhiều đến vậy? Ngoài ra loại ống này có thể ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích nhất. Tính năng nổi trội cống thoát nhựa HDPE Sở dĩ cống thoát nhựa HDPE được sử dụng rộng rãi trong đời sống ngày nay là bởi sản phẩm này tích hợp những ưu điểm nổi trội về cấu tạo, tính thi công, phụ kiện và đạt chuẩn. Cụ thể: Ưu điểm về cấu tạo Khác với các loại ống nhựa khác, cống thoát nước nhựa HDPE có cấu trúc vượt trội hơn rất nhiều lần khi so sánh thực tế. Nhờ cấu trúc vượt trội với độ bền gấp 200 lần so với chất liệu PVC, loại ống này có thể chịu được tia UV của mặt trời từ 20 năm trở lên. Nhờ đó chống được sự ăn mòn của muối, bụi bẩn,… Ống nhựa HDPE có cấu tạo đặc biệt Độ bền bỉ Các sản phẩm của nhựa HDPE đều có đặc điểm nổi bật là độ bền bỉ, Chúng có thể chịu được tác động của môi trường, các loại chất lỏng hay các dung dịch thường gặp khi dẫn nước thoát. Đặc biệt, ống không bị ăn mòn bởi các chất độc hại như axit, muối hay kiềm,…Bên cạnh đó, sản phẩm còn cho khả năng chống chịu nhiệt tuyệt vời, nhất là ánh sáng mặt trời với cường độ cao. Đặc biệt không lão hóa dưới tác động của tia cực tím mặt trời. Thực tế cho thấy, ngay cả khi cống thoát nhựa HDPE ở nhiệt độ thấp -40 độ C thì ống vẫn giữ nguyên được khả năng chịu áp lực. Không chỉ vậy, khả năng chịu va đập của ống tốt hơn hẳn so với các loại ống nhựa khác. Ưu điểm về vận chuyển và thi công Ống nhựa HDPE với trọng lượng tương đối nhẹ so với các loại vật liệu khác như kim loại hay bê tông,…Nhờ đó mà giúp cho quá trình vận chuyển và lắp đặt dễ dàng hơn rất nhiều, đặc biệt với các công trình có địa hình hiểm trở. Tùy vào mục đích, nhu cầu lắp đặt mà cống HDPE có thể mở rãnh, khoan lỗ ngang hay dọc, đào đất,… Ống nhựa có nhiều phụ kiện ghép nối đa dạng Cống thoát nước nhựa HDPE có thể được lắp đặt bằng nhiều cách thức khác nhau nhờ vào phụ kiện ghép nối rất đa dạng. Bởi đây là một chất liệu tốt và thông dụng nên các phụ kiện bổ trợ đa dạng để xử lý các trường hợp khác nhau. Việc lắp đặt sẽ trở nên thật đơn giản, thao tác nhanh chóng, gọn nhẹ nhờ các phụ kiện này. Phụ kiện đa dạng Ứng dụng cống thoát nhựa HDPE trong đời sống Với những ưu điểm tuyệt vời trên, cống ống nhựa cao cấp HDPE hiện được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: Trong đời sống xã hội – Cống nhựa HDPE được sử dụng làm các loại ống cấp thoát nước – Làm đường ống dẫn nước thải cỡ lớn tại hầu hết các khu đô thị hay các khu công nghiệp. Ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp – Làm ống nước thải các ngành công nghiệp khai thác và làm ống cống dẫn nước. – Sử dụng làm ống luồn dây điện và cáp điện. – Làm ống dẫn hơi nóng và ống cấp nước nóng lạnh. – Phục vụ cho ngành công nghiệp điện tử, bọc dây cáp quang ở những nơi có nhiệt độ thấp và rất thấp. Ứng dụng thực tiễn đa lĩnh vực Kinh nghiệm sử dụng và lắp đặt cống nhựa HDPE Với ứng dụng rộng rãi, chắc chắn nhiều người sẽ không thể bỏ qua kinh nghiệm sử dụng và lắp đặt sau đây: Khi lắp đặt với trục ống Mặc dù ống có độ bền cao, khó nứt vỡ nhưng trong quá trình sử dụng và bảo quản nếu không đúng cách vẫn dẫn tới trường hợp hỏng hóc. Do đó, trong quá trình lắp đặt trục ống cần đảm bảo phải cắt ngang vuông góc, đặc biệt mặt cắt phải phẳng nhằm tránh bị hở. Nên dùng giấy quấn quanh ống sau đó dùng cưa sắt để đánh dấu. Nhờ đó vừa chính xác mà vừa giúp ống được quấn khít hơn. Kinh nghiệm lắp đặt cống nhựa thoát nước HDPE Khi khoan ống nhựa HDPE Trong trường hợp muôn khoan ống nhựa thành những rãnh lớn, người dùng nên dùng bút xóa hoặc cưa đánh dấu. Hoặc có thể dùng máy khoan tay để khoan được kích thước như mong muốn. Đồng thời còn giảm được việc phải hít mùi khó chịu của nhựa. Sau khi cắt ống HDPE nên dùng dũa để làm nhẵn vết cắt hoặc dùng giấy nhám đánh lại mặt cắt sao cho nhẵn trước khi dán keo. Như vậy, độ kết dính của ống sẽ cao hơn rất nhiều. Ống nhựa HDPE khi hàn Cũng tương tự các trường hợp trên, khi cắt ống nhựa cần cắt thẳng sao cho vuông góc với tâm ống. Đồng thời làm nhẵn bề mặt ống trước khi gia nhiệt, tránh hiện tượng mối hàn không kín. Hơn hết, khi nối ống cần đặt thẳng tâm và cạnh hàn không quá sắc nhọn tránh trường hợp làm nứt gãy. Riêng với các loại ống lớn nên dùng các khối chặn bê tông để cố định trước khi hàn. Trên đây là những thông tin mà chúng tôi thu thập được về cống thoát nhựa HDPE. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin cho tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ tới số hotline để được nhân viên của Minh Phương tư vấn kỹ càng nhất
Tuy được sản xuất từ nhựa PVC nhưng hiện nay rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa ống nhựa PVC và uPVC. Trên thực tế các loại sản phẩm này sẽ có phần khác nhau về đặc điểm. Vậy làm thế nào để phân biệt, bài viết này sẽ giúp bạn so sánh ống nhựa PVC và UPVC. So sánh ống nhựa PVC và uPVC Để có thể so sánh 2 loại ống nhựa này bạn cần nắm được một số thông tin cơ bản như sau: Ống nhựa PVC Ống PVC có công thức hóa học là Polyvinyl Clorua, chứa phthalates và BPA nên đặc điểm của loại ống này là mềm và chi phí thấp hơn. Nhưng chất liệu này cũng tồn tại nhiều hạn chế lớn, chẳng hạn như hóa chất có thể độc hại, gây hại cho con người trong thời gian dài sử dụng. Nhựa PVC khi nóng chảy hoặc bắt lửa sẽ sản sinh ra một loại khói độc nguy hiểm với sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, loại ống nhựa này cũng có rất nhiều ưu điểm trong quá trình sử dụng. Với kết cấu tốt cũng như khả năng dẫn nước tốt, loại ống PVC này luôn được ưa chuộng để làm ống xả thải trong sinh hoạt. Ống nhựa uPVC Ống nhựa uPVC hay còn gọi là Polyvinyl Clorua Unplasticized, đây là một loại ống có công thức gần như PVC, nhưng nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn ống nhựa PVC, chẳng hạn như trong quá trình sản xuất không chứa các chất hóa dẻo nên tốt cho sức khỏe của người dùng, thường được sử dụng trong các hệ thống cấp nước sinh hoạt. Vì không có chất hóa dẻo nên ống có tính cứng và không thể uốn cong được. Nhờ vào độ bền cao hơn cũng như chịu được lửa và có thể tái chế nên loại ống này được đánh giá là thân thiện với môi trường nên uPVC ngày càng được sử dụng và thay thế nhiều cho ống PVC trong nhiều trường hợp. Bên cạnh độ bền cao hơn thì trong cùng một điều kiện môi trường thì loại ống nhựa này có khả năng chịu được tác động va đập và hoàn toàn có thể tái sử dụng mà không gây hại cho môi trường và người sử dụng. So sánh ống nhựa PVC và uPVC Về đặc điểm Xét về đặc điểm cơ bản, ống uPVC không chứa các chất hóa dẻo nên có độ cứng hơn và không thể uốn cong và sẽ bền hơn cũng như chịu được nhiệt độ tốt hơn. Đặc biệt, chúng thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Về tính năng Ống PVC thường được sử dụng trong các ngành như xây dựng, nội thất hoặc nông nghiệp. Với ngành xây dựng, ống nhựa có thể dùng để làm vỏ dây điện, dây truyền dẫn điện tử viễn thông. Trong quá trình lắp đặt nội thất, PVC thường được dùng để dẫn nước trong nhà tắm và trong nhà bếp. Ống PVC còn được sử dụng để làm ống dẫn cho việc tưới tiêu, may mặc hoặc sản xuất phương tiện giao thông vận tải trong ngành nông nghiệp. Ống uPVC được sử dụng trong nhiều ngành sản xuất ống cấp thoát nước chẳng hạn như ở các trạm phân phối nước, ống nối qua các nhà máy tới các gia đình hoặc những ống nhựa chuyển nước thải trong các nhà cao tầng. uPVC và PVC loại ống nhựa nào phổ biến hơn Hiện nay, so sánh ống nhựa PVC và uPVC đang là 2 loại ống nhựa được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng toàn diện nhu cầu của ngành xây dựng. Các sản phẩm ống nhựa PVC thường được sử dụng với số lượng lớn để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dùng khi chưa có vật liệu thay thế. Nhưng ống nhựa PVC vẫn tồn tại nhiều hạn chế: Tỷ trong của ống nhựa PVC (1,4g/cm2) khá cao nên đồng nghĩa với việc diện tích màng của sản phẩm cũng khá dày. Thành phần tạo ra PVC có chứa chất phụ gia làm hóa dẻo nhưng chất này bị coi là độc hại với sức khỏe. Đầu những năm 1960, ống nhựa uPVC được ra đời và đã tạo bước tiến mới trong công nghiệp sản xuất nhựa. Sản phẩm này được các chuyên gia công nhận là có rất nhiều ưu điểm nổi trội và khắc phục được rất nhiều nhược điểm của “người anh” PVC của nó. Chẳng hạn như: Khả năng chống cháy nổ Không dễ bị oxi hóa hay ăn mòn bởi các chất hóa học và không bị biến dạng theo thời gian. Khả năng chịu áp lực tốt không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Độ bền của ống uPVC cũng vượt qua những kim loại bền nhất Trọng lượng nhẹ nên thuận tiện cho người sử dụng trong quá trình vận chuyển và lắp đặt. Đặc biệt loại ống nhựa này không cần hàn và chỉ cần dán chúng lại với nhau.
Ống nhựa u.PVC là một trong những dòng ống nhựa cao cấp, được ứng dụng khá rộng rãi và phổ biến ở các công trình xây dựng lớn nhỏ hiện nay. Theo đó, ngoài giá cả và chất lượng, kích thước ống uPVC cũng là vấn đề quan tâm lớn của rất nhiều chủ đầu tư. Để giải đáp chi tiết vấn đề này, bạn hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây. 3 thuật ngữ cơ bản về kích thước tiêu chuẩn ống u.PVC Hiểu và nắm rõ các thông tin cơ bản về kích thước ống uPVC sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với dự án, an toàn và đạt hiệu suất tối ưu trong quá trình sử dụng. Đường kính danh nghĩa (DN) DN là ký hiệu viết tắt của Diameter Norminal – tên gọi của đường kính danh nghĩa (hay còn gọi là đường kính định danh). Đường kính này không phải là kích thước thật của ống nhựa, mà chỉ là chỉ số làm tròn, hoặc gần đúng của kích thước chuẩn, đảm bảo trao đổi thuận tiện hơn trong công việc. Chẳng hạn như: DN20, DN25, DN40, DN60,… Trong đó, kích thước chuẩn của DN20 là 3/4 in, tương đương với Ø27mm. Kích thước tiêu chuẩn ống nhựa u.PVC Đường kính ngoài (OD) OD là ký hiệu viết tắt của Outside Diameter – đường kính mặt ngoài. Trái ngược với DN, OD là kích thước chính xác của đường kính ống nhựa, được dùng để tính toán, cân đối và thiết kế hệ thống chuẩn xác nhất khi lắp đặt. Áp suất tối đa (PN) PN là ký hiệu viết tắt của Pressure Nominal – áp lực tối đa ống nhựa uPVC có thể chịu được trong quá trình làm việc ở nhiệt độ 20 độ C, hay còn được gọi là áp suất danh nghĩa với đơn vị đo lường là “bar”. Theo đó, với những ống nhựa có chỉ số PN6, nghĩa là chỉ số áp suất tối đa mà ống có thể chịu đựng và hoạt động liên tục ở nhiệt độ 20 độ C sẽ là 6 bar, tương đương 6.12 kg/cm2. Áp suất tối đa của ống nhựa u.PVC tùy thuộc từng công trình Bảng thông số kỹ thuật và kích thước ống uPVC Dưới đây là bảng kích thước ống nhựa uPVC được cập nhập chi tiết nhất bạn có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn: Kích cỡ Áp suất (PN) u.PVC Co u.PVC C1 u.PVC C2 u.PVC C3 u.PVC C4 DN21 10.0 12.5 16.0 25.0 DN27 10.0 12.5 16.0 25.0 DN34 8.0 10.0 10.0 16.0 25.0 DN42 6.0 8.0 10.0 12.5 16.0 DN48 6.0 8.0 8.0 12.5 16.0 DN60 5.0 6.0 8.0 10.0 12.5 DN75 5.0 6.0 6.0 10.0 12.5 DN90 4.0 5.0 6.0 8.0 10.0 DN110 4.0 5.0 6.0 8.0 10.0 DN125 4.0 5.0 6.0 8.0 10.0 DN140 4.0 5.0 6.0 8.0 10.0 DN160 4.0 5.0 6.0 8.0 10.0 Lưu ý: Kích thước ống uPVC có thể thiết kế linh hoạt theo từng dự án, đảm bảo tối ưu công năng sử dụng, cũng như yêu cầu của các chủ đầu tư. Vậy nên, đặt mua ống nhựa u.PVC với kích thước chuẩn, phù hợp với mục đích sử dụng, bạn hãy liên hệ ngay đến số hotline 0868806088 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.
Kết nối ống PVC bằng dán keo là một phương pháp phổ biến trong việc lắp đặt các hệ thống ống nước, ống dẫn điện và các ứng dụng khác. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để kết nối ống PVC bằng dán keo:
Soạn: ST150K 386323669 gửi 9123